THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BẠN CẦN BIẾT

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tên gọi của một loại bệnh liên quan tới cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Hiện nay, tình trạng bệnh này xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt, với dân văn phòng, đây được xem là căn bệnh gây ra những rắc rối trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Đai lưng cho người mắc bệnh này có chức năng gì? Cùng giải đáp những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào tủy sống, rễ thần kinh

Thoát vị đĩa đệm được biết đến là hiện tượng đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống. Trong đó có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào tủy sống, rễ thần kinh. Hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Hiện tượng này thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước, đa tầng, sau bên… (Nguồn: Wikipedia.org)

2. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Bất cứ tình trạng bệnh nào cũng có nguyên nhân xuất hiện. Thoát vị địa đệm thường xuất hiện khi có lực tác động mạnh vào cột sống. Gây ra hiện tượng chất nhầy qua chỗ rách thoát ra chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh. Khi đĩa đệm bị rách chất gel bên trong sẽ tràn ra ngoài, gây ra những tổn thương khó chịu cho bạn.

2.1. Hoạt động sai tư thế

Thoát vị đĩa đệm
Bạn hoạt động hoặc ngồi sai tư thế dẫn tới những sự sai lệch trong cấu trúc của cơ thể.

Thông thường, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xuất hiện bệnh chính là do sai tư thế. Trong lao động, làm việc, vận động,.. Bạn hoạt động hoặc ngồi sai tư thế dẫn tới những sự sai lệch trong cấu trúc của cơ thể. Cơn đau xuất hiện khi ta làm việc không đúng tư thế. Đặc biệt, với những người lao động cường độ mạnh, bê vác vật nặng, thoát vị thường xuất hiện.

Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngồi hằng ngày của ta cũng có thể ảnh hưởng xấu tới xương khớp. Cong vẹo cột sống, trật khớp, ….

2.2. Tuổi tác

Thoát vị đĩa đệm
Những người ở độ tuổi ngoài 30 thường dễ có nguy cơ thoát vị.

Ngoài ra, tuổi tác cũng là một vấn đề ảnh hưởng tới cấu trúc xương khớp của cơ thể. Những người ở độ tuổi ngoài 30 thường dễ có nguy cơ thoát vị. Bởi thành phần nước, sự đàn hồi bên trong đã suy giảm. Xương khớp dần bị thoái hóa, khô cứng, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Đặc biệt những trường hợp mắc bệnh bẩm sinh về xương khớp. Khi có lực tác động mạnh vào cột sống. Nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm lệch vị trí ra ngoài chui vào ống sống. Từ đó, chèn ép rễ dây thần kinh. Gây ra hiện tượng thoát vị nguy hiểm này.

2.3. Tai nạn

Một trường hợp nữa cũng có thể dẫn tới hiện tượng thoát vị. Chính là tai nạn. Những chấn thương tới cột sống là tiền đề dẫn tới thoát vị. Một lực tác động mạnh không chỉ gây đau đớn bên ngoài mà những tổn thương bên trong cũng cực nặng.

2.4. Béo phì hoặc di truyền

Khi béo phì, thừa cân quá nặng sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoát vị cao hơn. Bởi lúc này, cột sống của bạn phải gồng gánh một trọng lượng cơ thể lớn. Những sự tác động theo thời gian có thể dẫn tới hiện tượng chèn ép dây thần kinh sống. Bên cạnh đó, di truyền từ bố mẹ sang con ở cấu trúc xương khớp cũng có thể xảy ra.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thoát vị. Quan trọng là bạn đã điều trị, phòng ngừa như thế nào. Hiện nay, đai lưng thoát vị đĩa đệm đang là phụ kiện được nhiều bạn lựa chọn để điều trị bệnh. Lựa chọn sản phẩm phù hợp mang đến hiệu quả tốt nhất cho bạn.

3. Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm 

Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh

Hiện nay, không chỉ ở người già, người trung tuổi, trẻ cũng thường xuất hiện bệnh thoát vị đĩa đệm. Nó gây nên những triệu chứng đau nhức ở vùng thắt lưng hay vùng cổ. Tùy vào từng vị trí khác nhau, nỗi đau tê tái sẽ dẫn tới những rắc rối trong cuộc sống của bạn.

Thoát vị đĩa đệm thường có các biểu hiện nhức, tê lan từ thắt lưng xuống mông, chân hay đau lan lên vùng cổ, gáy, lan xuống hai cánh tay. Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Thông thường, mỗi đợt phát bệnh của nó thường kéo dài 1 – 2 lần. Trong năm có thể tái phát nhiều lần. Nếu không sử dụng đai đeo thoát vị đĩa đệm, cơn đau của bạn sẽ dữ dội hơn nhiều.

Cơn đau có thể kèm theo hiện tượng tê cóng, nhức mỏi, khó chịu. Khi thì đau tê tái, khi thì dịu lại, cơn đau có thể tăng lên khi bạn hắt hơi, ho.  Tùy theo từng vị trí đau khác nhau, bạn có thể cảm nhận được những triệu chứng khác nhau. Trong đó:

  • Khi thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, bạn sẽ có các biểu hiện như: Đau vùng vai gáy, tê, mất cảm giác vùng cổ tay, bàn tay, cánh tay. Bàn tay không cử động được. Giảm cơ lực tay. Nỗi đau sẽ chuyển biến theo sự cử động của vùng cổ tay. Bên cạnh đó, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng khó vận động ở vùng cổ khi xoay chuyển, đau đầu, choáng váng,…
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra những triệu chứng đau vùng thắt lưng và đau thần kinh liên sườn. Chứng đau đớn sẽ tăng lên khi bạn xê dịch không đúng vị trí, ho hay đi vệ sinh. Vùng cột sống lưng sẽ đau đớn, lan ra các khoang liên sườn xung quanh. Đặc biệt, khi tình trạng bệnh nặng hơn sẽ dẫn tới mất cảm giác ở vùng mông, chân, bàn chân, trường hợp nặng có thể bị liệt. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, người bệnh có thể cảm thấy đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, … Trường hợp nặng hơn có thể dẫn tới hiện tượng bất toại,..

4. Các cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm 

Thoát vị đĩa đệm
Chú ý các tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng.

Để phòng ngừa và điều trị bệnh này, bạn cần chú ý tới cơ chế vận động, làm việc hằng ngày. Đặc biệt, trong thời gian điều trị, đai thoát vị đĩa đệm là phụ kiện đồng hành cần thiết của bạn. Bên cạnh việc thực hiện điều trị vấn lý hoặc các liệu pháp phản xạ. Việc sử dụng sai đeo thoát vị đĩa đệm sẽ hỗ trợ giảm đau, giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, khi tham gia các biện pháp phẫu thuật điều trị. Để đạt được kết quả phục hồi tốt nhất, các bác sĩ đang khuyên dùng đai lưng thoát vị đĩa đệm orbe. Bạn cần cân nhắc tình trạng của cơ thể để có giải pháp tốt nhất.

Ngoài ra, đừng quên chú trọng tư thế lao động, làm việc và sinh hoạt. Đặc biệt cần hiểu rõ thể chất của mình để làm việc, hoạt động cho phù hợp. Chú ý các tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng. Hạn chế các thói quen cúi lưng nhấc vật nặng lên. Hãy bê từ từ để bả vai của bạn tiếp xúc và tiếp nhận được vật nặng.

Như vậy, thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra nhiều tổn thương cho bạn. Để phòng ngừa và bảo vệ bạn, lựa chọn đai thoát vị địa đệm là giải pháp tuyệt vời cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900633438