Để cố định cột sống, bảo vệ và giữ đúng tư thế, đai lưng cột sống được các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng cho các độ tuổi khác nhau. Với thiết kế thông minh, dòng phụ kiện hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng và phục hồi nhanh chóng. Vậy làm thế nào đeo đai cột sống đúng cách? Khám phá cách đeo đai trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
1. Đai lưng cột sống có vai trò gì?
Được thiết kế dành riêng cho những người gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm, đau lưng do thoái hóa cột sống, trật khớp đốt sống lưng cấp tính và mãn tính. Bên cạnh đó, những tình trạng đau yếu lưng bẩm sinh, đau lưng thấp do béo phì, viêm gai đốt sống, đau thần kinh tọa,… Đều cần có sự hỗ trợ của đai cột sống. Cách đeo đúng cách sẽ mang đến hiệu quả tốt cho bạn.
Đai lưng cột sống có vai trò:
- Giữ tư thế đúng cho cột sống: Khá nhiều trường hợp xuất hiện hiện tượng đau lưng vì chấn thương cột sống, vẹo cột sống,.. Lưng cong vẹo do mang vác quá nặng, hoạt động sai tư thế,… Để cố định lại cột sống lưng, đai được thiết kế dạng bó sát, chắc chắn như cái khuôn giúp nắn chỉnh bảo vệ cột sống không bị sai lệch.
- Giảm áp lực tác động lên dây thần kinh: Bên cạnh việc cố định tư thế, đai lưng cột sống còn làm nhiệm vụ giảm áp lực, sức ép lên đĩa đệm đồng thời giải phóng sự chèn ép dây thần kinh. Giúp người bệnh giảm đau lưng, tê cứng và dễ chịu, thoải mái hơn.
- Hỗ trợ quá trình điều trị cột sống: Với các trường hợp cần nắn, điều chỉnh đĩa đệm cần phục hồi thì việc sử dụng đai cột sống sẽ đẩy nhanh tác động. Bổ trợ cho quá trình phục hồi chức năng nhanh chóng, hiệu quả hơn.
2. Các loại đai cột sống được ưa chuộng hiện nay
2.1. Đai lưng cố định cột sống
Đai được thiết kế tinh tế với chất liệu vải tổng hợp kết hợp với kim loại giúp làm tăng sự chắc chắn đồng thời hỗ trợ hiệu quả chức năng của nó. Thiết kế dày dặn, giúp gia cố cấu trúc của cột sống, hạn chế sự dịch chuyển trong quá trình sử dụng. Ngăn ngừa những cơn đau nhức.
2.2. Đai định hình cột sống
Đai định hình được thiết kế dành cho trường hợp bệnh nhân bị cong vẹo cột sống do chấn thương hoặc bẩm sinh. Bạn có thể sử dụng để làm công cụ hỗ trợ trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, cần nhận định rằng, bạn cần sử dụng thường xuyên, trong thời gian rất dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.3. Đai kéo dãn cột sống lưng
Đối với các trường hợp: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, trật đốt sống lưng, đau lưng do béo phì hoặc phụ nữ sau sinh, hỗ trợ cho người bệnh sau phẫu thuật cột sống… Thì đai kéo dãn cột sống chính là giải pháp hoàn hảo cho bạn. Nó có khả năng tăng cường khoảng cách giữa các đốt sông. Đồng thời, hỗ trợ nâng đỡ các cơ vùng lưng, tăng cường sức mạnh của cơ lưng. Bên cạnh đó, khả năng giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.
3. Cách đeo đai lưng cột sống đúng và hiệu quả
Để đeo đai lưng cột sống hiệu quả, bạn phải biết cách đeo cụ thể và những lưu ý trong quá trình sử dụng.
3.1. Những người nào nên sử dụng đai lưng cột sống
Cách đeo đai cột sống đúng cần phù hợp với người bệnh và tình trạng của họ. Những trường hợp thường nên sử dụng đai lưng là:
- Những ai bị đau lưng, tổn thương cột sống xuất phát từ những căn bệnh mãn tính khác.
- Những người mắc bệnh cấp tính hoặc mãn tính về cột sống, cong lưng, vẹo cột sống hoặc yếu bẩm sinh ngay từ lúc mới sinh ra.
- Những trường hợp chấn thương ở vùng lưng dẫn tới sự thay đổi cấu trúc cột sống. Từ đó, các hiện tượng cong, vẹo, trật các đốt sống lưng, cần sử dụng đai lưng. Đặc biệt, những người đau lưng khi tập gym cũng nên mang đai. Tuy nhiên bạn cần biết rõ cách đeo đai lưng gym để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tùy vào những tình trạng cơ thể khác nhau, bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình. Nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt và bảo vệ cột sống của bạn an toàn hơn.
3.2. Trong cách đeo đai cột sống đúng đừng quên kết hợp với luyện tập thể dục
Nhiều bạn lầm tưởng rằng, đau lưng phải mang đai thì không cần phải tập thể dục. Tuy nhiên, những bài tập sẽ mang đến hiệu quả cực kỳ tốt cho bạn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, cột sống. Những bài tập nhẹ nhàng giúp cơ thể tăng cường sự dẻo dai, bổ sung sự thích nghi, linh hoạt cho cột sống. Từng bước tiếp cận với sự thay đổi cấu trúc các đốt sống lưng.
Đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi lựa chọn bài tập nhé.
3.3. Những sai lầm trong cách đeo đai lưng
Trong quá trình đeo đai lưng cột sống, một số sai lầm đã làm ngược quá trình điều trị. Gây ra những tổn thương có hại cho vùng cột sống của bạn.
- Trước hết, chọn sai không phù hợp với tình trạng của cơ thể
Một trong những sai lầm dẫn tới việc không điều trị được các tổn thương cột sống của cơ thể khi lựa chọn đai, chính là chọn sai. Tùy vào từng tình trạng, thể chất cơ thể để lựa chọn đai cho phù hợp. Nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất, hãy trải nghiệm thử để cảm nhận và đặt mua sản phẩm phù hợp với mình nhé.
- Đeo đai không đúng vị trí:
Sai lầm thứ hai chính là đeo sai cách, đeo sai vị trí. Đai cột sống cách được đeo đúng ở vị trí giữa eo và hông. Tính từ xương sườn cuối đến xương chậu. Cách đeo chính xác cần được điều chỉnh phù hợp sao cho cảm giác vùng cột sống lưng được cố định vững chắc. Đai ôm sát với phần cong sau của lưng. Kiểm tra kỹ khi đeo để mang lại hiệu quả tốt cho bạn.
- Đai bơm không đủ căng hoặc quá căng
Bất kỳ quá trình luyện tập nào “quá” cũng không tốt. Trong việc bơm đai cột sống cũng vậy. Bơm không đủ hơi sẽ làm giảm hiệu quả đai mang lại. Nếu bơm quá căng sẽ gây khó chịu cho bạn trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, hãy bơm đai vừa vặn, phù hợp với cơ thể mình nhé.
- Mang đai quá lâu cũng là một sai lầm
Mang đai quá lâu có thể dẫn tới việc cột sống của bạn bị lệ thuộc vào phụ kiện. Làm giảm khả năng tự lành, tự chống đỡ tự nhiên của cơ thể. Hãy đeo đai theo chỉ dẫn của bác sĩ và của các chuyên viên nhé.
Cách đeo đai lưng cột sống đúng cách sẽ mang đến những tác dụng tuyệt vời cho bạn. Hãy trải nghiệm điều trị đau lưng, cong, vẹo cột sống,.. cùng với đai lưng nhé.