Cần làm gì ngay khi gặp chấn thương khuỷu tay?

Căng cơ, bong gân, viêm cơ,…là những chấn thương khuỷu tay phổ biến trong thể thao. Những cơn đau này cần được giải quyết tức thời tránh dẫn đến những cơn đau dai dẳng, lâu dài. Vậy ngay khi gặp chấn thương bạn cần làm gì? Bạn đã từng nghe tới băng quấn bảo vệ khuỷu tay chưa? 

Xem thêm

Chấn thương khuỷu tay có thể gặp khi tập luyện lặp lại một động tác
Chấn thương khuỷu tay có thể gặp khi tập luyện lặp lại một động tác

Tìm hiểu về cấu trúc của khuỷu tay 

Khuỷu tay là bộ phận có cấu trúc đặc biệt khác hẳn những phần khác trên cơ thể, là cầu nối giữa phần cánh tay và cẳng tay. Chức năng chính của khuỷu tay là gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay.

Quan sát bên ngoài bạn sẽ thấy

  • 3 vùng xương nhô hẳn ra để các gân bám vào
  • Mỏm lồi cầu ngoài nơi bám của các nhóm cơ duỗi cổ tay và các ngón tay

Bên trong khuỷu có:

  • Mỏm lồi trong là nơi bám của nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay
  • Xung quang là dây chằng và bao khớp

băng quấn bảo vệ khuỷu tay

Nguyên nhân khiến khuỷu tay bị đau 

Hãy xem chấn thương mà bạn đang gặp phải có trùng khớp với những chấn thương được liệt kê dưới đây không nhé!. Chấn thương được chia làm 2 loại: chấn thương cấp tính và chấn thương mãn tính. Một số chấn thương bạn có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên, một số chấn thương mãn tính bạn buộc phải đến bác sĩ.

Chấn thương cấp tính 

Nguyên nhân của những chấn thương cấp tính có thể là do té ngã hoặc thay đổi đột ngột cử động của khuỷu tay khi chơi thể thao. Bạn có thể thực hiện những động tác xoay, vặn khuỷu tay một cách quá mức. Điều này sẽ có thể gây ra những cơn đau dữ dội, sưng và bầm tím ngay chỗ bị thương. Một số chấn thương khuỷu tay phổ biến 

  • Tổn thương dây chằng, gân ở khuỷu tay;
  • Bong gân: dây chằng bị rách và kéo dãn;
  • Căng cơ: các cơ ở khuỷu tay bị căng quá mức;
  • Rách cơ ở khuỷu tay;
  • Gãy xương: xương ở khuỷu tay bị gãy;
  • Trật khớp: tình trạng vị trí nối các xương không ở tư thế bình thường

Chấn thương mãn tính 

Chấn thương mãn tính nghiêm trọng hơn chấn thương cấp tính. Nó xảy ra khi bạn tạo áp lực lên khuỷu tay quá nhiều hoặc dù biết bị chấn thương những không có biện pháp bảo vệ khuỷu tay mà vẫn tiếp tục tập luyện cường độ cao. Những chấn thương này nghiêm trọng và thời gian chưa trị sẽ lâu dài hơn.

  • Viêm gân: Còn gọi là bệnh khuỷu tay của những người đánh golf. Đây là tình trạng các dây chằng neo giữ khớp khuỷu tay bị viêm. Triệu chứng thường là đau ở khuỷu tay. Đau có thể tồi tệ hơn khi bạn vận động khuỷu tay bị thương. Ngoài ra có thể kèm một số triệu chứng như cứng và yếu khuỷu tay;
  • Viêm bao hoạt dịch: Tình trạng này xuất hiện ở những khớp thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bạn bị viêm bao hoạt dịch, bạn có thể cảm thấy đau ở khuỷu tay khi di chuyển khuỷu tay hoặc bấm vào nó. Khuỷu tay có thể trở nên cứng, sưng và đỏ;
  • Dây thần kinh bị chèn ép: các dây thần kinh gần khớp khuỷu tay có thể bị chèn ép do chuyển động lặp đi lặp lại.
Chấn thương khuỷu tay thường gặp khi chơi thể thao
Chấn thương khuỷu tay thường gặp khi chơi thể thao

Cách xử lý khi gặp những chấn thương 

Tìm hiểu nguyên nhân của cơn đau 

Nguyên nhân thường là:

  • Do té, ngã 
  • Do sử dụng khuỷu tay quá nhiều hoặc quá mạnh mà không sử dụng băng quấn bảo vệ khuỷu tay khi chơi thể thao 
  • Do chấn thương đột ngột do lao động…

Không chỉ những đối tượng trong độ tuổi lao động. Trẻ em và người già cũng dễ gặp phải chấn thương khuỷu tay. Trẻ em thì xương cốt còn yếu lại hay chạy nhảy, còn người già thì xương cốt đã giòn cứng dễ dàng té ngã khi khả năng giữ thăng bằng kém và tầm nhìn hạn chế.

Kiểm tra mức độ nghiêm trọng của những cơn đau 

Bạn cần kiểm tra xem vị trí đau ở đâu và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Không làm gì tay cũng đau hay chỉ khi co duỗi vận động thì tại mới đau. Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi bệnh án của cơ thể, cơ thể có đang mắc bệnh mãn tính nào không. 

Từ 2 vấn đề trên, bạn mới có thể bước đầu kết luận là cơn đau đến từ đâu.

Băng quấn khuỷu tay hỗ trợ điều trị chấn thương khuỷu tay
Băng quấn khuỷu tay hỗ trợ điều trị chấn thương khuỷu tay

Khi nào nên đến gặp bác sĩ? Có nên sử dụng băng quấn bảo vệ khuỷu tay?

Những trường hợp cần đến gặp bác sĩ ngay là 

  • Cơn đau dữ dội khiến bạn không chịu được;
  • Khuỷu tay của bạn bị biến dạng;
  • Bạn thấy vết thương hở ở khuỷu tay;
  • Bạn cảm thấy tê, yếu, ngứa ran ở khuỷu tay;
  • Những triệu chứng lạ ở da: da lạnh, trắng bệch, hoặc chuyển màu xanh;
  • Bạn không thể di chuyển khuỷu tay hoặc cánh tay bị đau;
  • Bạn không thể làm các hoạt động dùng sức nhiều ở vùng khuỷu tay;
  • Tình trạng sưng và đau khuỷu tay không cải thiện;
  • Có nhiễm trùng ở khu vực khuỷu tay, các triệu chứng nghi ngờ bao gồm: sốt, ớn lạnh, vùng da xung quanh đỏ, nóng, sờ thấy đau

Đối với những chấn thương thông thường, trước hết bạn cần ngưng tập luyện 1 thời gian. Bạn có thể mua thuốc uống, bôi, hoặc miếng dán mà không cần kê toa. Đặc biệt một phương pháp bạn có thể dễ dàng thực hiện đó là sử dụng băng quấn bảo vệ khuỷu tay. Băng giúp cố định khuỷu tay để những chấn thương được bảo vệ nhanh chóng lành. 

Sản phẩm phổ biến nhất hiện nay trong việc bảo vệ khuỷu tay khi chơi thể thao đó là: Đai cuốn bảo vệ khuỷu tay thể dục thể thao Aolikes AL7946 Đây là sản phẩm đến từ thương hiệu Aolikes- một thương hiệu chuyên sản xuất đồ bảo hộ trong chơi thể thao. Thương hiệu đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất lâu và được rất nhiều Gymer tin tưởng sử dụng. 

Bạn có thể đặt hàng tại website Aolikesvietnam.com hoặc đến xem trực tiếp tại cửa hàng trưng bài địa chỉ: D40-TT18 Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. 

>> Tham khảo một số dụng cụ tập cá nhân luyện tập phản xạ cho tay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900633438